Các khái niệm cơ bản về sắc ký

Sắc ký (chromatography) đƣợc phát minh vào năm 1903 bởi nhà thực vật học Nga – Mikhail S. Tswett trong quá trình tách Chlorophills và Xanthophylls bằng CaCO3 và alumina .

  • Tiếng Hy-lạp: Chroma: màu
  • Graph: ghi

Tuy nhiên sau đó các kỹ thuật này đã bị quên lãng cho đến cuối những năm 1930 và đầu 1940 khi Martin và Synge giới thiệu sắc ký lỏng – lỏng dùng tách các acetyl amin acid với pha tĩnh là silica.
1952 Archer J. P. Martin và Richard L. M. Synge đƣợc trao giải Nobel hóa học cho các phát minh về sắc ký phân bố. Nguyên tắc nền tảng của sắc ký Tswett đƣợc áp dụng theo nhiều cách khác nhau xuất hiện nhiều loại sắc ký khác nhau, cho phép phân tích các phân tử có cấu trúc gần tƣơng tự nhau.
Tên sắc ký vẫn đƣợc dùng cho đến ngày nay cho dù các phƣơng pháp sắc ký hiện đại không còn liên quan đến màu sắc nữa 

Sắc ký là gì?

  1. Sắc ký là một họ các kỹ thuật phân tích hóa lý dùng để tách, phân ly các chất trong một hỗn hợp dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa pha động và pha tĩnh.
  2. Nguyên tắc chung là cho mẫu chứa chất cần phân tích trong pha động (chất lỏng/khí) di chuyển qua pha tĩnh. Pha tĩnh trì hoãn sự di chuyển của các thành phần trong mẫu. Các thành phần này di chuyển qua hệ thống  với tốc độ khác nhau chúng sẽ đƣợc tách khỏi nhau theo thời gian. Mỗi thành phần đi qua hệ thống với thời gian riêng biệt gọi là thời gian lƣu (tR)

Cấu trúc tổng quát của một thiết bị sắc ký

Sơ đồ sắc ký lỏng hiệu năng cao

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.