Môi trường đất luôn chứa các yếu tố quyết định không nhỏ đến sự sinh trưởng phát triển cây nông nghiệp. Mỗi loại cây thích ứng với từng loại đất khác nhau nên việc kiểm tra đất, đặc biệt kiểm tra độ pH là công tác cần được tiến hành thường xuyên.
Dải đo pH đất từ 1 đến 14, song giá trị mỗi khoảng đo thể hiện tính chất của mỗi loại đất: pH = 7 là đất trung tính, pH<7 đất mang tính axit, pH>7 đất có tính chất kiềm. Đất có tính axit hay kiềm sẽ giúp bạn có quyết định tác động vào nó một cách đúng đắn nhất.
Thời điểm kiểm tra độ pH đất
Kiểm tra pH đất có thể tiến hành mọi thời điểm và trên mọi loại đất.
– Đối với khu đất mới, chỉ số pH ban đầu giúp bạn định hướng chọn loại cây trồng nào hoặc cải tạo đất trước sao cho phù hợp với loại cây muốn trồng.
– Đối với khu đất đang canh tác, chỉ số pH đất chỉ ra cách tác động vào đất hợp lý, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Một số biểu hiện trên cây trồng cũng có thể cho bạn gợi ý phải kiểm tra pH đất ngay như: Cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển, …
* Lưu ý: Việc kiểm tra pH có độ sai sót cao khi tiến hành trong các thời điểm sau: Ngay sau bón vôi, bón phân, bổ sung chất hữu cơ,… hoặc độ ẩm đất nằm xa khoảng giới hạn của cây trồng.
Diễn giải một số kết quả kiểm tra pH đất
Giá trị pH từ 3.0 – 5.0
– Loại đất có tính axit cao (đất rất chua).
– Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali (K), Phốt pho (P), Bo (B), Molipden (Mo.),… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất.
– Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…
==> Biện pháp tác động: Nhất thiết phải bổ sung vôi để cải thiện tính axit trong đất, nâng độ pH lên cao hơn.
Giá trị pH từ 5.1 – 6.0
– Đất có tính axit.
– Thích hợp cho các loại cây họ đỗ quyên như: đỗ quyên, cây hoa trà, cây thạch nam, …
==> Biện pháp tác động: Bổ sung vôi nếu muốn trồng các loại cây trồng khác nhất là cây trồng ưa vôi như cây họ đậu.
Giá trị pH từ 6.1 – 7
– Đất axit trung bình (đất trung bình).
– Loại đất này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi.
– Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt..
– Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.
==> Biện pháp tác động: Với loại đất này cơ bản không cần tác động thêm, song lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.
Giá trị pH từ 7.1 – 8
– Đất có tính hơi kiềm.
– Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu.
– Trong môi trường đất kiềm các nguyên tố Mang gan (Mn), Sắt (Fe)…sẽ bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.
– Tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ trên họ rau thập tự giảm trên loại đất này.
Biện pháp tác động: Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, ….
Phương pháp đo pH đất bằng máy đo pH đất cầm tay Takemura
Xem hướng dẫn sử dụng bút đo pH đất: bút đo ph đất DM-13 và DM-15
Phân biệt máy đo pH (pH/ độ ẩm) DM-15 và DM-13
Về đặc điểm bên ngoài
Hộp đựng và màu sắc: Về kích thước đóng hộp thì hai model này như nhau nhưng chỉ khác nhãn mác bên ngoài và màu sắc. Đối với model DM-13, hộp có màu xanh lá và in model DM-13 trên hộp. Đối với model DM-15, hộp có màu đỏ và in model DM-15 trên hộp
Thiết kế sản phẩm: Hai dòng sản phẩm này có 2 sự khác biệt là ở thân máy và đồng hồ kim. Ở thân máy, bên hông DM-15 có thêm nút màu trắng còn ở DM-13 là không. Nút này có chức năng dùng đo độ ẩm và là chức năng chỉ có trên DM-15. Ở đồng hồ kim, DM-15 có thêm lằn xanh và thông số kim “DRY” còn DM-13 lại không có điều này.
Về chức năng đo
Cả 2 model của Takemura đều không sử dụng điện. Trong đó, DM-15 cho phép đo độ ẩm và pH đất còn DM-13 chỉ đo được pH đất mà thôi.
Khoảng đo pH: 3 – 8 pH / Độ phân giải: ±0.2 pH.
Khoảng đo độ ẩm: 10 – 80% / Độ phân giải: ±5%.
Về cách sử dụng
– Đối với máy đo pH đất DM-13: Cắm đầu đo xuống đất sao cho 2 vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất. Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo tương ứng từ 3 – 8 pH).
– Đối với máy đo pH đất DM-15:
+ Đo độ ẩm đất: Cắm đầu đo xuống đất sao cho 3 vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất, nhấn nút trắng. Đọc chỉ số đo độ ẩm theo kim chỉ trên màn hình (thang đo bên dưới tương ứng từ 0 – 80% độ ẩm)
+ Đo pH: Cắm đầu đo xuống đất tương tự như đo độ ẩm (không nhấn nút trắng). Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình(thang đo trên tương ứng từ 3 – 8 pH)
Một số lưu ý khi đo pH đất
Trong trường hợp đất trồng quá khô hoặc đang chứa lượng phân quá cao thì máy sẽ không đo được chính xác độ pH của đất. Do vậy, trước khi đo lường thì chúng ta cần làm ẩm phần đất cần đo và chờ khoảng 20-30 phút .
Trước khi đo ta cần làm sạch bề mặt phần kim loại của máy đo pH bằng giấy nhám hoặc vải chà kim loại. Khi máy được sử dụng lần đầu thì nên cắm bộ phận đo của máy vào trong đất một vài phút để làm sạch phần dầu máy còn bám trên bề mặt dụng cụ trong quá trình sản xuất.
Cần lưu ý khi sử dụng máy đo pH tại các khu vực đất ruộng hoặc trang trại như sau: cắm ngập phần bề mặt kim loại của máy đo vào trong đất và dậm phần đất xung quanh cho chặt.
Chờ khoảng một phút sau thì số đo pH sẽ hiển thị trên màn hình đồng hồ đo của máy.
Máy có thể cho các số đo khác nhau trong các trường hợp khác nhau, ví dụ như khi đất có chứa một lượng phân bón nào đó hoặc bề mặt kim loại của máy chưa được làm sạch trước khi đo. Tốt nhất chúng ta nên đo thêm vài lần ở cùng một khu đất nhưng ở các vị trí khác nhau để có thể nhận được số đo đáng tin cậy.
Sau khi rắc vôi bột theo lượng vừa đủ và trộn đều đất lên thì sau 1- 2 tuần ta nên kiểm tra lại mức pH của đất một lần nữa để đảm bảođộ pH trong đất đã phù hợp với cây trồng.
Nguồn: hienlonghcm