DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY – CÂN BẰNG HÓA HỌC

CHẤT ĐIỆN LY VÀ SỰ ĐIỆN LY

Định nghĩa về sự điện ly và chất điện ly

– Sự điện ly là quá trình phân tử phân ly thành ion còn chất điện li là chất có   khả năng phân li thành ion khi hòa tan vào nước làm cho dung dịch dẫn được  điện.

Ví dụ: NaCl, HCl hòa tan trong nước hay trong dung môi phân cực  khác.

Chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu

Khái niệm

Chất điện ly mạnh thực tế phân ly hoàn toàn. Đa số các muối tan (NaCl, KCl, NaNO3, K2SO4, Na2CO3…).Các kiềm mạnh (KOH, NaOH) đều thuộc loại  này.

Các chất điện ly yếu trong dung dịch phân ly không hoàn toàn (dung dịch NH3,CH3COOH, HCOOH, dung dịch axit cácbonic….).

Trong dung dịch chất điện ly mạnh ở nồng độ lớn có độ dẫn điện nhỏ, độ dẫn điện tăng khi pha loãng dung dịch. Dung dịch chất điện ly yếu có độ dẫn điện nhỏ và ở nồng độ lớn thì độ dẫn điện khác nhau không đáng kể nhưng khi pha loãng dung dịch độ dân điện tăng lên mạnh.

Các đại lượng đặc trưng cho sự điện li

Để đặc trưng cho khả năng phân ly của các chất trong dung dịch, người ta dùng hai đại lượng là độ điện ly và hằng số điện ly.

  1. Độ điện ly α là tỷ số giữa phần nồng độ đã điện ly và phần nồng độ ban đầu.

α ≤ 2%: Chất điện ly yếu (các axit yếu, các bazơ yếu).Từ giá trị α người ta tạm phân loại:

2% ≤  α ≤ 30%: Chất điện ly trung bình (HF, H SO3 ở nấc 1).

α ≥ 30%: Chất điện ly mạnh các axit mạnh, các bazơ mạnh, các muối trung    tính.

  • Người ta đã chứng minh được rằng: giữa α và Kđ có mối quan hệ với nhau qua  hệ thức.
    Hằng số điện ly (Kđ): Thực chất là hằng số cân bằng của phản ứng phân ly, là tỷ số giữa phân tích số nồng độ của sản phẩm đã điện ly và phân tích số nồng độ chưa điện

Trong đó C là nồng độ ban đầu của chất điện ly.

Từ đó ta thấy độ điện ly α tỉ lệ nghịch với nồng độ, nồng độ càng cao, độ điện   ly α càng giảm và ngược lại.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top