Cốc đo độ nhớt được gia công với các vật liệu là kim loại hoặc hợp kim, với khả năng đo nhanh chóng và cho kết quá với độ chính xác cao. Nên cốc đo độ nhớt được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực cần đến độ chính xác về yếu tố độ nhớt như ngàng sơn, mực in hay dung môi
Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng. Việc đảm bảo khả năng đo độ nhớt của cốc đo độ nhớt vẫn còn chính xác và bền bỉ là yêu cầu cấp thiết mà người sử dụng quan tâm. Do các sai lệch, dù là nhỏ nhất sẽ làm kết quả đo của cốc đo độ nhớt bị sai ít nhiều, ảnh hưởng đến khả năng đo và kiểm tra độ nhớt của mẫu.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về cốc đo độ nhớt và khả năng đo của cốc bị ảnh hưởng như thế nào bởi mẫu và quá trình sử dụng. Cũng như làm cách nào để biết và chọn thời điểm thay cốc đo độ nhớt thích hợp
Các xác định độ bền và độ chính xác của cốc đo độ nhớt sau khi sử dụng
- Về bản chất, cốc đo độ nhớt chỉ là một khối kim loại được gia công bằng cơ khí chính xác với độ chính xác về thể tích cốc và đường kính lỗ chảy cao. Do đó, đã là kim loại thì không thể tránh được các biến dạng như biến dạng dẻo bởi va chạm vật lý, giản nở bởi nhiệt
- Đặc biệt cần chú ý để khả năng ăn mòn của dung môi. Các dung môi có tính acid cao sẽ làm cốc đo độ nhớt bị hư hại ngay lập tức hoặc hư hại theo thời gian sử dụng, điều đó tuỳ vào mẫu và cách bảo quản của người sử dụng
- Xác định độ chính xác của cốc đo độ nhớt bằng cảm quan : quan sát bên ngoài và bên trong thành cốc đo độ nhớt, xem có bị bám các dị vật hay cốc đo độ nhớt có bị biến dạng như cong, vênh hoặc gãy hay không
- Xác định độ chính xác của cốc đo độ nhớt bằng dung dịch chuẩn độ nhớt : đây là cách cơ bản và phổ biến cũng như chính xác nhất, bằng cách sử dụng dung dịch độ nhớt chuẩn, người sử dụng có thể nhanh chóng xác định độ chính xác của cốc đo độ nhớt.
Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể chú ý để việc bảo quản và sử dụng cốc đo độ nhớt hiệu quả nhất có thể.